Việt nam là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. đặc biệt là các mặt hàng như: cá tra, cá basa, tôm, mực…bên cạnh việc mang lại giá trị kinh tế, ngành chế biến thủy sản cũng đưa vào môi trường một lượng nước thải khá lớn. phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản được thực hiện như thế nào? Cùng GREENSOL tìm hiểu ở bài viết sau.
Nguồn phát sinh nước thải chế biến thủy sản
Nước thải chế biến thủy sản phát sinh từ hai nguồn chính, đó là: Nước thải trong quá trình sản xuất và nước thải sinh hoạt của công nhân viên nhà máy.
– Nước thải trong quá trình sản xuất chiếm gần 90%, gồm:
- Nước thải các khâu nhập, sơ chế, chế biến nguyên liệu.
- Nước thải từ quá trình rửa trang thiết bị máy móc.
- Nước thải từ khâu vệ sinh các khu chế xuất và nhà xưởng.
Trong nước thải sản xuất chứa nhiều thành phần hữu cơ gồm các chất béo, protein, cặn bã, vi sinh vật, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng.
– Nước thải sinh hoạt: Nước thải từ khu vực vệ sinh, khu vực nhà ăn và bếp. Nước thải sinh hoạt thường chứa một số chất dinh dưỡng, chất tẩy rửa và cặn bã.
Hình 1. Khâu chế biến nguyên liệu của 1 số nhà máy chế biến thủy sản.
Hình 2. Dây chuyền chế biến thủy hải sản thông thường.
Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản
Thành phần nước thải phát sinh từ chế biến thủy sản có nồng độ COD, BOD, chất rắn lơ lửng, tổng Nitơ và Photpho cao. Nước thải có khả năng phân hủy sinh học cao thể hiện qua tỉ lệ BOD/COD thường dao động từ 0,6 đến 0,9.
Đặc biệt, trong nước thải chế biến cá da trơn có nồng độ dầu mỡ rất cao từ 250 đến 830 mg/l. Nồng độ Photpho trong nước thải chế biến tôm rất cao có thể lên tới 120mg/l.
Bảng thành phần và tính chất của các loại nước thải chế biến thủy sản:
Chỉ Tiêu | Đơn Vị | NTCB Mực |
NTCB Tôm |
Phân xưởng đông lạnh | Cống xả Phân xưởng đông lạnh |
pH | – | 6.62 | 7.32 | 7.14 | 7.08 |
TDS | mg/l | 1440 | 1160 | 1640 | 1410 |
COD | mg/l | 893 | 336 | 230 | 1200 |
Độ đục | PTU | 121 | 92 | 242 | 152 |
Độ màu | Pt.Co | 1674 | 852 | 2273 | 1600 |
Tổng P | mg/l | 21 | 12.56 | 3.75 | 12.44 |
TSS | mg/l | 9.5 | 55 | 36 | 32 |
Tổng N | mg/l | 265 | 176 | 152 | 198 |
Tổng Coliform | MPN/100ml | 1000 | 1100 | 19000 | 0.1 |
(Nguồn: Cao Thu Nga – Luận Văn Cao Học)
Do đó, để đạt hiệu quả tối ưu trong xử lý nước thải chế biến thủy sản, đơn vị nhà máy cần tính toán, đo lường thành phần, tính chất nước thải trong tất cả các khâu. Từ đó mới lựa chọn xây dựng hệ thống xử lý đúng chuẩn và phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản phù hợp, làm sao để nước thải đầu ra đáp ứng quy định QCVN 11-MT: 2015/BTNMT.
Hình 3. Quy chuẩn QCVN 11-MT: 2015/BTNMT về xử lý nước thải chế biến thủy sản.
Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản
Nước thải chế biến thủy sản cần được xử lý trước khi thải ra môi trường nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm cũng như hạn chế các tác động gây hại đến sức khỏe con người. Có 4 phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản thường áp dụng:
1. Phương pháp cơ học
Phương pháp cơ học nhằm mục đích để xử lý sơ bộ, giúp loại bỏ các tạp chất rắn kích cỡ khác nhau có trong nước thải như: rơm, cỏ, bao bì, chất dẻo, giấy, cát, sỏi…
2. Phương pháp hóa lý
Cơ chế của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng cụ thể nào đó. Chất này phản ứng với các tạp chất trong nước thải, biến đổi hóa học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại hoặc không gây ô nhiễm môi trường.
Những phương pháp hóa lý thường được áp dụng để xử lý nước thải là: Đông keo tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thẩm lọc ngược và siêu lọc.
3. Phương pháp hóa học
Thực chất của phương pháp hóa học là đưa vào nước thải các chất phản ứng. Chất này tác dụng với các tạp chất bẩn trong nước thải và có khả năng tách chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc dưới dạng hòa tan không độc hại.
4. Phương pháp sinh học
Các chất hữu cơ thường là đạm, mỡ, đường, các hợp chất chứa Phenol, chứa Nitơ có thể bị phân hủy bởi vi sinh vật, do đó có thể dùng phương pháp sinh học để xử lý.
Phương pháp sinh học là quá trình nhằm phân hủy các vật chất hữu cơ ở dạng hòa tan, dạng keo và dạng phân tán nhỏ trong nước thải nhờ vào sự hoạt động của các vi sinh vật. Quá trình này xảy ra trong điều kiện hiếu khí hoặc kị khí tương ứng với hai tên gọi thông dụng là: Quá trình xử lý sinh học hiếu khí và quá trình xử lý sinh học kỵ khí (yếm khí).
Hình 4. Công trình hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản.
Sử dụng nguồn nước sạch giúp chúng ta tránh được những rủi ro về bệnh tật và máy lọc nước là sản phẩm không thể thiếu. Là một trong những nhà thầu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nước, GREENSOL chuyên tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống lọc nước RO cho nhiều lĩnh vực như:
- Hệ thống lọc nước RO dùng trong dược phẩm
- Hệ thống lọc nước RO dùng trong các ngành công nghiệp
- Hệ thống nước cấp lò hơi cho các nhà máy, xí nghiệp
- Hệ thống lọc nước RO cho ngành y tế
- Hệ thống lọc nước RO cho trường học, bệnh viện, công ty
Với đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao chuyên thực hiện nhiều dự án xử lý nước cấp, GREENSOL luôn đồng hành cùng Quý khách hàng và kịp thời giải quyết những vướng mắc, sự cố kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện
GREENSOL XỬ LÝ NƯỚC CHUYÊN NGHIỆP | XỬ LÝ NƯỚC BÌNH TÂN | XỬ LÝ NƯỚC CÔNG NGHIỆP | XỬ LÝ NƯỚC CẤP DƯỢC PHẨM | NHÀ CUNG CẤP VẬT TƯ XỬ LÝ NƯỚC | HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN | HỆ THỐNG LÀM MỀM | HỆ THỐNG NƯỚC TINH KHIẾT R.O | LẮP ĐẶT HỆ ĐƯỜNG ỐNG INOX VI SINH | GIA CÔNG INOX.
CÔNG TY TNHH GREENSOL - XỬ LÝ NƯỚC CHUYÊN NGHIỆP
930/3/3, Quốc Lộ 1A, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
Ms.Phượng: 0938272949
Email: sales@greensol.com.vn